Nhiều người chọn sàn nhựa hèm khóa vì dễ thi công, nhưng hay gặp các lỗi phổ biến như hở mạch, sàn phồng rộp hoặc phát tiếng kêu do lắp sai cách – đặc biệt khi tự thực hiện mà thiếu hướng dẫn chi tiết. Dựa trên kinh nghiệm thực tế phân phối & thi công sàn nhựa, Thiên Hà Floor xin chia sẻ cách lắp đặt sàn nhựa hèm khóa chuẩn xác và chi tiết nhất, với từng bước dễ hiểu, dễ áp dụng ngay cả với người mới bắt đầu. Bạn sẽ biết cần chuẩn bị gì, thao tác ra sao và tránh những sai sót thường gặp, từ đó đảm bảo công trình bền đẹp nhất.
Lưu ý quan trọng trước khi lắp sàn nhựa hèm khóa
Thiên Hà Floor nhận thấy khoảng 70% lỗi sau khi lắp đặt sàn nhựa hèm khóa đều bắt nguồn từ khâu chuẩn bị ban đầu. Vì vậy, trước khi bước vào thi công, bạn cần đặc biệt lưu ý 3 yếu tố sau.
1. Kiểm tra bề mặt nền
Bề mặt nền là yếu tố then chốt quyết định độ bền, sự ổn định và tính thẩm mỹ của sàn nhựa hèm khóa sau khi lắp đặt. Bạn cần đảm bảo mặt nền thi công đạt 3 tiêu chí: phẳng – khô – sạch hoàn toàn.
Độ phẳng: Dùng thước dài kiểm tra toàn bộ mặt sàn. Độ lệch không nên vượt quá 2mm trên mỗi mét dài. Nếu có chỗ lồi lõm, bạn cần dùng vữa tự san phẳng hoặc mài phẳng lại.
Khô ráo: Độ ẩm nền xi măng không vượt quá 5%, đặc biệt trong mùa mưa hoặc khu vực tầng trệt.
Sạch sẽ: Không để bụi, cát, dầu mỡ hoặc vật cứng còn sót lại trên nền – vì sẽ ảnh hưởng đến độ liên kết giữa sàn và lớp lót bên dưới (đối với sàn nhựa hèm khóa không có lớp lót kèm theo).
2. Độ ẩm và nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn
Sàn nhựa hèm khóa là vật liệu có độ giãn nở nhất định, nên điều kiện môi trường thi công phải phù hợp:
Nhiệt độ lý tưởng: từ 18°C – 35°C
Độ ẩm không khí: từ 40% – 65%
Nếu thi công trong môi trường quá nóng, quá ẩm hoặc có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm, sàn dễ bị co giãn không đều và tạo khe hở hoặc đội sàn.
Mẹo nhỏ: Hãy đem tấm sàn vào không gian thi công và để “thích nghi nhiệt độ” khoảng 24–48h trước khi lắp.
3. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất
Mỗi thương hiệu sàn nhựa có thể có cấu trúc hèm khóa, độ dày, và cách lắp ghép khác nhau, nên bạn không nên áp dụng một cách làm duy nhất cho mọi loại sàn.
Kiểm tra chiều hèm khóa (âm – dương), hướng lắp đề xuất
Một số loại sàn yêu cầu lớp foam hoặc lót cách âm
Hướng dẫn lắp đặt thường kèm trong hộp hoặc trên website chính hãng
Các bước lắp đặt sàn nhựa hèm khóa đúng kỹ thuật
Dưới đây là 14 bước hướng dẫn thi công/ lắp đặt sàn nhựa hèm khóa theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng của sàn.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ/ vật tư sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh phải gián đoạn khi đang thi công sàn nhựa hèm khóa.
Dụng cụ thi công cơ bản như: bút chì, thước kẻ vuông, cưa, búa, thước đo, miếng nêm, xốp.

Các dụng cụ cần thiết khi thi công sàn nhựa hèm khóa
Bước 2: Xác định cách lắp sàn
Hướng lắp sàn nhựa hèm khóa nên song song với hướng ánh sáng tự nhiên chiếu vào phòng.
Điều này giúp:
Tăng hiệu ứng chiều sâu và sự liền mạch của vân sàn
Giảm hiện tượng đổ bóng tại các khe hèm, giúp sàn trông tự nhiên và cao cấp hơn
Đặc biệt hiệu quả ở những không gian có cửa sổ lớn, ban công hoặc đèn trần ánh sáng mạnh
Trong các công trình chung cư hiện đại, việc lắp sàn theo chiều ánh sáng từ ban công vào phòng khách thường tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn rất nhiều.
Trong các công trình có diện tích sàn lớn — điển hình như phòng khách liên thông bếp, văn phòng mở, hoặc nhà hàng — bạn không nên lắp nguyên khối sàn nhựa hèm khóa xuyên suốt toàn bộ không gian vì điều này có thể dẫn đến:
Giãn nở không đều khi thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm
Sàn bị đội lên, cong vênh hoặc phát ra tiếng kêu
Khó kiểm soát khe giãn nở ở mép tường
Chia sàn thành từng phần hợp lý (khoảng 8–10m chiều dài liên tục) và sử dụng nẹp chữ T tại các điểm chia.
Gợi ý vị trí chia sàn hợp lý:
Tại ngưỡng cửa giữa hai phòng
Giữa hai khu vực chức năng (bếp – phòng ăn, tiếp khách – làm việc)
Cách đều mỗi 8–10 mét nếu không gian quá dài.
Bước 3: Trải lớp lót sàn (nếu cần)
Nếu bạn sử dụng loại sàn nhựa hèm khóa không có lớp foam tích hợp, thì bước trải lớp lót là rất quan trọng để:
Tăng độ êm chân khi đi lại
Giảm tiếng ồn
Chống ẩm từ nền xi măng
Bảo vệ mặt sàn khỏi va chạm với bề mặt cứng phía dưới
Các loại lớp lót phổ biến khi thi công sàn nhựa hèm khóa:
Xốp PE trắng hoặc bạc phủ màng chống ẩm
Mút cao su non (EVA) – thường dùng ở chung cư, phòng ngủ cần cách âm
Lớp lót cao cấp có dán keo 2 mặt – tiện lợi, chống trượt, giảm xê dịch khi lắp
Lưu ý: Trải lớp xốp theo chiều cuộn, không để chồng mép và dùng băng keo cố định từng đoạn để tránh xê dịch trong quá trình lắp sàn. Với các loại sàn đã tích hợp sẵn lớp lót (thường dày 4–5mm), bạn không cần trải thêm lớp foam để tránh tạo độ cao không đều hoặc gây lún sàn.
Bước 4: Canh chỉnh hàng đầu tiên
Trước khi bắt đầu lắp sàn nhựa hèm khóa, bạn cần tính toán trước chiều rộng của hàng cuối cùng, để tránh trường hợp phải cắt tấm quá nhỏ, gây mất thẩm mỹ hoặc khó thi công.
Cách tính hợp lý
Đo chiều ngang tổng thể của căn phòng.
Chia cho chiều rộng của một tấm sàn (có tính luôn hèm).
Nếu tấm cuối cùng nhỏ hơn 50mm, bạn nên cắt bớt ở hàng đầu tiên để hai bên đều cân đối, tăng tính thẩm mỹ và dễ lắp đặt.
Quy trình lắp hàng đầu tiên
Bắt đầu từ bên trái tường (hướng ngược lại với tay thuận nếu bạn thuận tay phải, để thao tác dễ hơn).
Quay mặt cắt của tấm sàn vào tường, mặt hèm khóa hướng ra ngoài.
Đặt từng tấm sát nhau, gõ nhẹ bằng búa cao su và đệm nhựa chuyên dụng để đảm bảo khớp hèm chắc chắn.
Lưu ý
Chừa khoảng cách 10–15mm giữa sàn và tường. Đây là khe giãn nở giúp sàn co giãn tự nhiên khi thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm, tránh phồng hoặc cong vênh.
Dùng miếng nêm nhỏ (tấm chêm nhựa) để cố định khe hở trong quá trình thi công. Sau khi hoàn thiện, bạn có thể tháo ra trước khi lắp nẹp kết thúc/ len chân tường.
Bước 5: Lắp các tấm sàn tiếp theo
Cầm tấm ván thứ 2 nghiêng nhẹ khoảng 20–30°, đưa cạnh hèm âm (có rãnh) vào khớp với hèm dương (có gờ) của tấm thứ nhất. Sau đó, hạ tấm ván dần xuống theo phương thẳng đứng sao cho hai tấm khít hoàn toàn cả chiều ngang lẫn chiều cao. Dùng tay hoặc búa cao su gõ nhẹ ở mép tấm để khóa khít hoàn toàn hèm khóa, tránh để hở mạch hoặc cấn gờ.
Tiếp tục thao tác tương tự cho đến hết hàng bạn nhé!
Lưu ý:
- Mỗi tấm sàn nhựa hèm khóa đều có 2 cạnh âm (rãnh) và 2 cạnh dương (gờ).
- Khi các cạnh này được lắp đúng chiều, chúng sẽ tự khóa chặt vào nhau mà không cần keo dán.
- Không nên gõ quá mạnh vào hèm bằng búa thường – có thể làm vỡ hoặc sứt mép. Nên dùng búa cao su và tấm đệm nhựa chuyên dụng để thao tác an toàn.
Bước 6: Lắp tấm sàn cuối cùng
Khi hoàn thiện hàng đầu tiên, rất có thể tấm ván cuối cùng sẽ cần được cắt ngắn để vừa khít với chiều dài phòng.
Cách thực hiện
- Đo khoảng cách thực tế từ mép tấm ván gần cuối đến tường (đã trừ sẵn khe giãn nở 10–15mm).
- Đánh dấu và cắt tấm ván cuối bằng dao rọc hoặc máy cắt chuyên dụng (tùy độ dày của sàn).
- Giữ phần còn lại (đầu tấm ván) để bắt đầu hàng tiếp theo, nếu phần này dài tối thiểu 30cm.
Vì sao phải giữ chiều dài > 30cm cho tấm đầu hàng mới?
Tấm quá ngắn (dưới 30cm) sẽ:
- Dễ bung, kênh hoặc gãy hèm khi có lực tác động
- Gây mất cân đối về thẩm mỹ của mạch sàn
Sử dụng phần cắt của tấm trước giúp tạo mạch so le giữa các hàng — đây là kỹ thuật bắt buộc để:
- Tăng độ ổn định liên kết giữa các hàng sàn
- Phân tán lực đều khi di chuyển trên bề mặt
Mẹo nhỏ: Tận dụng phần cắt cuối để giảm hao hụt, nhất là ở công trình có nhiều góc cạnh hoặc hành lang hẹp.

Áp dụng phương pháp tương tự của hàng đầu cho hàng thứ 2

Nghiêng tấm sàn hàng thứ 2 khớp với cạnh hèm hàng thứ 1

Đảm bảo các tấm sàn nhựa hèm khóa khớp chặt với nhau và nằm thẳng so với mặt sàn.
Từ hàng thứ 4 trở đi, để thuận tay và dễ kiểm soát mạch sàn hơn, người thi công nên chuyển sang đứng ở phía đối diện (như hình dưới).

Hàng thứ 4 trở đi, người lắp thay đổi vị trí để tiện hơn
Đối với hàng cuối cùng, dùng bút chì đo khoảng cách còn bao nhiêu, rồi cắt thanh sàn sao cho vừa với khoảng cách tường còn lại.
Rút hết các miếng nêm chèn lắp ban đầu, lắp len chân tường vào sàn.
Bước 7: Hoàn thiện mép sàn
Sau khi toàn bộ sàn đã được lắp đặt hoàn chỉnh, bước cuối cùng là thi công len chân tường để tạo viền chỉ trang trí, che khe hở giãn nở và bảo vệ mép sàn khỏi bụi bẩn, va chạm trong quá trình sử dụng, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Cách lắp đặt:
Chọn loại len nhựa, len MDF hoặc len PVC phù hợp với màu sàn hoặc nội thất.
Có thể dán bằng keo chuyên dụng (keo silicon, keo AB…) hoặc bắn đinh tùy loại len.
Gắn len sát vào mép tường, che phủ toàn bộ khe hở giãn nở của sàn.
Tại các góc, dùng phụ kiện nối góc hoặc cắt 45° để ghép góc âm/dương gọn gàng.
Mẹo nhỏ:
Nếu tường chưa được sơn, nên thi công sơn trước khi lắp len để tránh dây bẩn lên sàn. Sau khi lắp len, bạn có thể dùng keo trắng trét nhẹ ở mép tiếp giáp giữa len và tường để đường viền mịn và khít hơn.

Công trình sàn nhựa hèm khóa Matfloor
Bước 8: Vệ sinh và kiểm tra
Cuối cùng, bạn cần tiến hành vệ sinh toàn bộ khu vực thi công sàn nhựa hèm khóa để đảm bảo sàn sạch sẽ, an toàn và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Kiểm tra khe hèm, len tường, nẹp kết thúc xem có bị hở, lỏng hoặc lệch không và chỉnh sửa ngay nếu có lỗi nhỏ nhé.
Thiên Hà Floor – Đơn vị thi công sàn nhựa hèm khóa chuyên nghiệp, uy tín tại Việt Nam
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối và thi công sàn nhựa, sàn gỗ công nghiệp, thảm trải sàn,…Thiên Hà Floor tự hào là đối tác của hàng trăm công trình dân dụng và thương mại trên toàn quốc.
Chúng tôi không chỉ cung cấp vật tư chất lượng mà còn sở hữu đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao – hiểu vật liệu – thi công đúng chuẩn kỹ thuật, giúp đảm bảo mỗi công trình đều đạt độ bền – thẩm mỹ – an toàn tối đa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ Hotline 0909.192.557 để được tư vấn miễn phí!
Kết luận
Quy trình lắp đặt sàn nhựa hèm khóa không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ ở từng bước – từ xử lý nền, canh mạch, lắp hèm cho đến hoàn thiện nẹp và vệ sinh cuối cùng. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, sàn nhựa hèm khóa có thể sử dụng ổn định 10–15 năm mà không cần bảo trì lớn.