Bạn đã nghe nhiều về sàn nhựa SPC nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ nó là gì và tại sao lại được ưa chuộng đến vậy? Trong bài viết này, cùng Thiên Hà Floor “mổ xẻ” chi tiết về cấu tạo, ưu điểm nổi bật và những lý do khiến sàn nhựa SPC đang trở thành xu hướng lát sàn hiện đại, được sử dụng rộng rãi hiện nay!
Sàn nhựa SPC là gì?
SPC là viết tắt của cụm từ Stone Plastic Composite, tức vật liệu nhựa – đá tổng hợp. Sàn nhựa SPC là loại sàn nhựa hèm khóa cứng, được sản xuất từ hỗn hợp bột đá (canxi cacbonat) và nhựa nguyên sinh (PVC), ép đùn dưới áp suất cao để tạo nên tấm ván sàn cứng cáp, bền chắc và chống nước tuyệt đối.
Sàn nhựa SPC là phiên bản cải tiến từ sàn nhựa vinyl truyền thống, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cao hơn về độ bền, khả năng chịu lực và tính ổn định trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam.

Sàn Nhựa Spc Hèm Khóa được Làm Từ Bột đá Và Nhựa PVC
Cấu tạo của sàn nhựa SPC
Tấm sàn nhựa SPC tiêu chuẩn sẽ có 5 lớp cơ bản sau:
- Lớp phủ UV (UV Coating)
Đây là lớp mỏng nhất nằm trên cùng, có chức năng bảo vệ bề mặt sàn khỏi tác động của tia cực tím (UV) gây phai màu và giúp hạn chế bám bụi, dễ vệ sinh hơn trong quá trình sử dụng.
- Lớp chống mài mòn (Wear Layer)
Là lớp bảo vệ chính, thường có độ dày từ 0.2mm – 0.5mm, giúp sàn ít bị xước do ma sát, vật nhọn, đặc biệt ở khu vực có mật độ đi lại cao.
- Lớp tạo vân trang trí (Decorative Film Layer)
Là lớp in họa tiết giả gỗ, đá hoặc bê tông, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho sàn. Ngày nay, công nghệ in hiện đại cho phép mô phỏng vân gỗ tự nhiên rất sống động. Có đến hàng trăm mẫu mã, màu sắc để lựa chọn.
- Lõi SPC (SPC Core Layer)
Lớp này là lớp quan trọng nhất của tấm sàn, quyết định độ bền và khả năng chống nước. Lõi SPC càng dày thì sàn càng có khả năng chịu lực lớn, đi lại êm chân và không mối mọt, không mục nát như sàn gỗ thật.
- Lớp đế / lớp lót tích hợp sẵn (Underlayment / Foam Backing) (tùy loại)
Nhiều dòng sàn nhựa SPC cao cấp sẽ tích hợp thêm lớp đế mềm dưới cùng, gọi là EVA (Ethylene Vinyl Acetate) hoặc IXPE (Irradiated Cross-Linked Polyethylene Foam) có công dụng giảm tiếng ồn, hạn chế âm vọng khi di chuyển. Đồng thời, lớp đế IXPE còn giúp quá trình thi công nhanh và tiện lợi hơn, vì không cần trải thêm lớp foam lót riêng.

Cấu tạo của sàn nhựa SPC gồm 5 lớp
Ưu điểm của sàn nhựa SPC
Khả năng chịu lực tốt
Điểm nổi bật của sàn nhựa SPC là cốt lõi rắn chắc, có mật độ nén cao, tạo bề mặt sàn cứng vững, không biến dạng, ngay cả khi chịu tải nặng trong thời gian dài.
Chống nước tuyệt đối
Sàn SPC hoàn toàn không thấm nước, không sợ bị bong tróc, cong vênh hay mục nát như sàn nhựa vinyl dán keo, thích hợp để lót trong các khu vực ẩm ướt như nhà bếp, phòng giặt giũ hoặc tầng trệt.
Dễ thi công, không cần keo
Sàn nhựa SPC sử dụng hệ thống hèm khóa thông minh (click-lock), giúp việc lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng mà không cần dùng keo dán. Thích hợp cho cả thi công chuyên nghiệp lẫn tự lắp đặt tại nhà.

Thi Công Sàn Nhựa SPC Hèm Khóa Nhanh Chóng, Tiện Lợi
Thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe
Sàn SPC thường được sản xuất từ các nguyên liệu không chứa chất độc hại, không phát sinh khí Formaldehyde hay VOC, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ và người già.
Dễ dàng vệ sinh và bảo trì
Bề mặt sàn nhựa SPC chống bám bẩn và chống trầy xước hiệu quả, giúp việc lau chùi, vệ sinh trở nên nhanh chóng, giữ cho không gian luôn sạch sẽ, mới mẻ. Đây là ưu điểm được nhiều chủ nhà và quản lý tòa nhà, văn phòng đánh giá cao.
Khả năng chống cháy an toàn
Nhiều dòng sàn nhựa SPC đạt tiêu chuẩn chống cháy cấp B1 hoặc tương đương, hạn chế nguy cơ lan truyền lửa trong các trường hợp hỏa hoạn. Điều này được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi các tổ chức kiểm định vật liệu xây dựng uy tín.
Tính thẩm mỹ cao
Nhờ lớp film vân được in kỹ thuật số với công nghệ cao, sàn SPC mang đến nhiều lựa chọn về họa tiết vân gỗ, vân đá hay hoa văn tinh tế, chân thực đến từng chi tiết.
Nhược điểm của sàn nhựa SPC
Độ đàn hồi vừa phải
Vì có lõi cứng từ bột đá, nên sàn nhựa SPC ít co giãn và đàn hồi hơn các loại sàn vinyl dẻo. Điều này làm cho cảm giác khi bước đi hơi “rắn chân” hơn, đặc biệt nếu không tích hợp lớp đế IXPE hoặc EVA.
Cách nhiệt hạn chế
Sàn nhựa SPC dẫn nhiệt chậm, nên có thể tạo cảm giác lạnh chân vào mùa lạnh – nhất là khi không sử dụng thảm trải hoặc sưởi sàn. Đây là yếu tố cần cân nhắc ở khu vực khí hậu lạnh như miền Bắc Việt Nam.
Ứng dụng của sàn nhựa SPC
Sàn nhựa SPC là một giải pháp lát sàn đa năng, có thể ứng dụng ở hầu hết mọi không gian nội thất, thậm chí ở những nơi yêu cầu khả năng chống nước, chống ẩm. Bạn có thể lát sàn nhựa SPC ở:
- Phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn: Đây là những khu vực phổ biến nhất. Sàn nhựa SPC mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ hoặc đá, tạo không gian ấm cúng, sang trọng và dễ chịu.
- Phòng làm việc, phòng đọc sách, phòng giải trí: Sàn nhựa SPC mang lại không gian yên tĩnh và chuyên nghiệp.
- Văn phòng, cửa hàng, showroom, trung tâm thương mại, trường học, quán cafe:

Lót sàn nhựa SPC vân bê tông cho quán cafe
So sánh sàn SPC với các loại sàn khác
Sàn nhựa SPC vượt trội hơn sàn nhựa vinyl về độ bền, khả năng chịu lực và thi công, nhưng sàn vinyl có giá thành rẻ hơn. Còn sàn nhựa WPC thì đi lại êm chân hơn.
Bảng so sánh sàn nhựa SPC hèm khóa với sàn vinyl dán keo
Tiêu chí | Sàn nhựa SPC | Sàn Vinyl (sàn nhựa PVC) | Sàn WPC |
Cốt lõi | Bột đá + nhựa nguyên sinh PVC | Nhựa PVC dẻo (mềm) | Bột gỗ + nhựa (mềm hơn) |
Độ bền | Cao, chống lún, chịu lực tốt | Trung bình, dễ bị lõm nếu để đồ nặng | Trung bình |
Chống nước | 100%, không cong vênh | Tốt, nhưng dễ bong keo nếu nền ẩm hoặc thi công không kĩ | Chống nước tốt nhưng vẫn có khả năng trương nở |
Thi công | Hèm khóa, không keo, lắp nhanh | Yêu cầu xử lý nền kỹ, tốn thời gian đợi keo khô | Hèm khóa, dễ lắp |
Tuổi thọ trung bình | 10–20 năm | 5–10 năm | 10–20 năm |
Cảm giác khi đi lại | Cứng, chắc chân | Mềm, êm hơn | Êm chân, cách âm tốt |
Giá thành | Trung bình | Thấp hơn | Trung bình |
Top 3 thương hiệu sàn nhựa SPC tốt nhất Việt Nam
1. Sàn nhựa Galaxy Eco Premium
Sàn đá hèm khóa SPC Galaxy Eco Premium là thương hiệu sàn nhựa giả gỗ cao cấp, đạt tiêu chuẩn châu Âu, có độ dày 5mm (bao gồm lớp lót IXPE 1mm). Loại sàn này ứng dụng công nghệ hèm khóa thông minh Unilin® – Click lock, với lớp chống trầy xước lên đến 0,3mm, bảo vệ bề mặt sàn khỏi mài mòn và tác động vật lý, giữ sàn bền đẹp qua nhiều năm.
Nếu bạn đang tìm một loại sàn nhựa vân gỗ có độ bền ổn định, khả năng chống nước tuyệt đối, dễ lắp đặt và an toàn cho sức khỏe, thì sàn nhựa Galaxy Eco Premium là lựa chọn rất đáng cân nhắc trong tầm giá tầm trung – cao.
Giá bán: 265.000 đ/m2 (dày 4mm + lớp lót IXPE 1mm).

Sàn Nhựa SPC Galaxy Eco Premium
2. Sàn nhựa Matfloor
Sàn nhựa Matfloor được sản xuất tại Việt Nam, theo công nghệ tiên tiến từ Châu Âu, với lớp UV dày ~0.5 mm, đạt tiêu chuẩn chống xước AC4. Sở hữu thiết kế vân gỗ, vân đá chân thực, màu sắc hiện đại, sàn nhựa SPC Matfloor đáp ứng tốt cả nhu cầu thẩm mỹ lẫn độ bền cho các công trình dân dụng và thương mại.
Giá bán: 265.000 đ/m2 – 375.000đ/m2 (dày 4/5/6mm +lớp lót IXPE 1/1,5mm)

Sàn Nhựa Giả Gỗ Hèm Khóa Matfloor
3. Sàn nhựa Glotex
Glotex là thương hiệu sàn nhựa SPC nội địa, được người tiêu dùng Việt tin chọn nhờ chất lượng ổn định và mức giá hợp lý. Sàn nhựa Glotex ứng dụng công nghệ hèm khóa V-Groove kiểu Đức, tạo hiệu ứng rãnh chìm giữa các tấm sàn, giống các loại sàn gỗ cao cấp.
Sàn hèm khóa Glotex có bộ sưu tập vân gỗ, vân đá, xương cá…đa dạng, từ cổ điển đến hiện đại, phù hợp lót cho văn phòng, cửa hàng, quán cafe,…..
Giá bán: 199.000 đ/m2 – 245.000 đ/m2 (3,2mm, 4mm)
Kết luận
Sàn nhựa SPC là giải pháp lát sàn hiện đại, bền bỉ với khả năng chống nước tuyệt đối, chống trầy xước và mối mọt hiệu quả. Với cấu tạo chắc chắn, thi công dễ dàng và thân thiện môi trường, sàn hèm khóa SPC phù hợp cho nhiều không gian từ gia đình đến văn phòng, cửa hàng thương mại,….