Sàn gỗ công nghiệp xương cá đang dần trở thành xu thế lát sàn mới được ưa chuộng trong hơn 1 năm trở lại đây. Vì nó vừa mang tính thẩm mỹ vừa làm nổi bật nội thất xung quanh.
Sàn gỗ xương cá là một kiểu lát chéo bắt nguồn từ Châu Âu với chủng loại và màu sắc rất đa dạng. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về xu thế mới này nhé.
Tìm hiểu sơ lược về sàn gỗ xương cá
Như đã nói trên, việc lắp đặt sàn gỗ theo kiểu xương cá có nguồn gốc từ phương tây, các tấm gỗ lát chéo với nhau theo một kiểu trật tư như xương cá hay còn gọi cái tên khác là lát chéo. Kiểu lát này thường dùng với gỗ tự nhiên vì chúng có đặc điểm mộng hèm dễ xử lý, linh hoạt để cắt, tỉa, lát xương cá thuận lợi.
Gỗ công nghiệp thường khó thi công hơn do ván gỗ công nghiệp có kiểu hèm khóa cạnh và đầu khác nhau, nghĩa là hèm đầu khi ghép không thể đẩy vào hèm cạnh. Tuy nhiên, nhờ công nghệ sản gỗ công nghiệp ngày càng hiện đại nên chúng ta có thể lựa chọn ván gỗ công nghiệp có kiểu vân xương cá. Chúng ta có thể thi công nền nhà bình thường sau đó lát gỗ vân xương cá công nghiệp vừa đẹp lại tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Ưu nhược điểm khi lát sàn gỗ công nghiệp ghép xương cá
Cũng như các loại sàn gỗ khác, sàn kiểu xương cá cũng có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:
Về ưu điểm:
Kiếu lát sàn gỗ công nghiệp ghép xương cá này đem đến cho bạn cảm giác mới lạ khi bước vào ngôi nhà. Bề mặt sàn sau khi hoàn thiện sẽ trở nên hiện đại, sang trọng và độc đáo hơn so với kiểu lát sàn thông thường.
Cấu trúc xương cá khá đặc biệt giúp bề mặt sàn được chắc chắn hơn, không bị tác động nhiều bởi thời tiết. Hơn nữa, bạn cũng không cần phải lo lắng vấn đề mối mọt xâm hại làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ.
Sử dụng kỹ thuật lát sàn này còn giúp cho bạn không bị “đụng hàng” với những ngôi nhà khác. Bởi mỗi một không gian khác nhau sẽ có sự độc đáo và sáng tạo riêng do người thợ phụ trách. Vì vậy, gia chủ có thể thể hiện được đẳng cấp của mình.
Về nhược điểm:
Kiểu lát sàn gỗ công nghiệp ghép xương cá này có độ khó cao, do vậy yêu cầu người thợ phải có tay nghề giỏi. Điều này sẽ đảm bảo các góc cạnh sát tường, sườn xương hỗ trợ được xử lý tốt hơn.
Việc bảo trì và thay thế khi bị hỏng hóc khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn so với một số loại sàn khác.
Nếu phải tháo dỡ và vận chuyển thì khả năng tận dụng sàn gỗ cũ không cao.