Tin tức, Mẹo hay

Sàn nhựa là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và lưu ý khi mua

San-nhua-la-gi

Từ căn hộ cho thuê đến trung tâm thương mại sang trọng, sàn nhựa đang là xu hướng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất hiện đại. Vừa bền đẹp, chống nước tuyệt đối lại không quá tốn kém – sàn nhựa chính là giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Cùng tìm hiểu chi tiết về các loại sàn nhựa và bí quyết chọn mua sàn vinyl nhựa phù hợp nhất qua bài viết dưới đây.

Sàn nhựa là gì

Sàn nhựa là loại vật liệu lát sàn hiện đại được làm từ nhựa tổng hợp/ nguyên sinh như PVC, SPC (nhựa pha bột đá) và WPC (nhựa pha bột gỗ) kết hợp với các chất phụ gia khác. Sàn nhựa được ưa chuộng sử dụng trên toàn cầu trong các công trình thương mại lẫn dân dụng nhờ chi phí hợp lý và mẫu mã đa dạng.

So với sàn đá và sàn gỗ tự nhiên, sàn nhựa nổi bật với khả năng chống nước tuyệt đối, tính năng kháng khuẩn ưu việt và thi công, bảo dưỡng đơn giản. Dù không cứng cáp bằng sàn đá hay êm chân như sàn gỗ, sàn nhựa vẫn là giải pháp tối ưu cho những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ và khả năng chống ẩm cao.

Sàn Nhựa Là Xu Hướng Lót Sàn Hiện Nay

                                                                Sàn nhựa là xu hướng lót sàn hiện nay

Ưu nhược điểm của sàn nhựa

Ưu điểm của sàn nhựa

  • Chống nước hiệu quả: Sàn nhựa có khả năng chống thấm nước cao, thích hợp cho các khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp,……
  • Dễ bảo quản: vệ sinh sàn nhựa khá nhẹ nhàng, chỉ cần thường xuyên lau chùi đơn giản.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các loại sàn thông dụng khác như sàn gỗ, sàn đá hay gạch men thì sàn nhựa có mức giá thấp hơn đáng kể.
  • Độ bền cao: các loại sàn nhựa như SPC hoặc WPC có tuổi thọ lên đến 20 năm. Nếu được thi công và bảo dưỡng đúng cách có thể duy trì được vẻ tươi mới và công năng cao trong thời gian dài.
  • Dễ dàng thi công: Các loại sàn nhựa có thể dễ dàng lắp đặt mà không cần đến chuyên môn kỹ thuật cao. 
  • Thẩm mỹ cao: Sàn nhựa có nhiều mẫu mã, màu sắc và họa tiết phong phú như vân gỗ, vân đá hoặc vân thảm phù hợp với đa dạng phong cách thiết kế nội thất.
ưu điểm Của Sàn Nhựa

                                                        Sàn nhựa có khả năng chống nước vượt trội

Nhược điểm của sàn nhựa

  • Dễ bị trầy xước: Mặc dù được trang bị lớp chống xước trên cùng nhưng sàn nhựa vẫn dễ bị trầy khi tiếp xúc với các vật nhọn hoặc vật nặng. Điều này có thể làm giảm vẻ ngoài của sàn theo thời gian.
  • Khả năng chịu nhiệt thấp: Sàn nhựa có thể bị biến dạng hoặc hư hỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao do tính chất của nhựa dễ bị giòn và mất độ bền. Ngoài ra, nếu để lâu dưới ánh nắng mặt trời, màu sắc của sàn nhựa có thể bị phai nhạt đi.

Các loại sàn nhựa phổ biến

Sàn nhựa có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau dựa trên chất liệu, họa tiết, độ dày hay phương pháp lắp đặt. 

  • Chất liệu: có 3 sàn nhựa phổ biến nhất là sàn nhựa PVC, SPC và WPC.
  • Họa tiết: sàn nhựa có nhiều lựa chọn về họa tiết, bao gồm sàn nhựa giả gỗ, sàn nhựa giả đá và sàn nhựa giả thảm.
  • Phương pháp lắp đặt: sàn nhựa được chia thành ba loại chính là sàn nhựa dán keo (dùng keo riêng), sàn nhựa dán keo sẵn và sàn nhựa hèm khóa.
  • Độ dày: sàn nhựa mỏng có độ dày từ 2-3 mm, trong khi sàn nhựa dày thường  từ 4 mm trở lên.

Ngoài ra, sàn nhựa còn có thể được phân theo hình thức gồm sàn nhựa dạng tấmsàn nhựa cuộn (hay còn gọi là sàn vinyl cuộn).

Sàn Vinyl Cuộn

                                                                                        Sàn vinyl cuộn

Phân theo chất liệu

  • Sàn nhựa PVC (Polyvinyl Clorua)

Sàn nhựa PVC (hay sàn nhựa vinyl) có cấu tạo chủ yếu từ nhựa PVC (Polyvinyl Chloride). Sàn nhựa PVC nổi bật với độ linh hoạt và dẻo dai rất cao, dễ dàng cuộn lại và cắt theo các kích thước và hình dạng khác nhau.

  • Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite)

Sàn nhựa SPC được làm từ nhựa PVC và bột đá nên có cấu trúc vững chắc, khả năng chịu lực cao. Với thành phần đá vôi giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, sàn nhựa SPC trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những khu vực ẩm ướt và dễ bị mối mọt, nấm mốc. 

Đặc biệt, sàn SPC còn có khả năng cách âm tốt, phù hợp cho không gian yên tĩnh như phòng ngủ, phòng làm việc hoặc phòng chiếu phim tại gia.

Sàn Nhựa Spc Hèm Khóa

                                                                            Sàn nhựa SPC hèm khóa

  • Sàn nhựa WVC (Wood Plastic Composite)

Sàn nhựa WVC được tạo thành từ gỗ và nhựa tổng hợp, mang đến vẻ đẹp tự nhiên và cảm giác ấm áp giống gỗ thật. Sàn WPC có khả năng chịu nước, chống ẩm và chống mối mọt rất tốt, nhưng lại không có khả năng chịu lực mạnh như sàn SPC.

Phân theo họa tiết

  • Sàn nhựa giả gỗ

Sàn nhựa giả gỗ có khả năng tái tạo chân thực, sống động đường nét của gỗ thật. Với màu sắc và vân gỗ phong phú, sàn nhựa vân gỗ mang lại cảm giác ấm cúng, sang trọng và có độ bền cao hơn sàn gỗ tự nhiên. Hơn nữa, sàn nhựa vân gỗ còn có khả năng chống nước, chống ẩm tốt và dễ dàng bảo dưỡng, giúp duy trì vẻ đẹp theo thời gian mà không lo bị cong vênh hay mối mọt như gỗ tự nhiên. 

Sàn Nhựa Giả Gỗ

                                                                                        Sàn nhựa giả gỗ

  • Sàn nhựa giả đá

Sàn nhựa giả đá mang lại vẻ đẹp cứng cáp và sang trọng như đá tự nhiên, nhưng lại có giá thành phải chăng và dễ dàng thi công hơn. Các họa tiết vân đá rất đa dạng, từ đá cẩm thạch, đá hoa cương đến các loại đá tự nhiên khác như đá vôi, đá bazan hay đá sa thạch,….Sàn nhựa vân đá là giải pháp tuyệt vời cho những khu vực yêu cầu độ bền, tính thẩm mỹ và khả năng chống nước cao như sảnh chờ, phòng khách, phòng tắm, nhà bếp,….

Sàn Nhựa Giả đá

                                                                                     Sàn nhựa giả đá

  • Sàn nhựa giả thảm

Sàn nhựa giả thảm được thiết kế tinh xảo, mô phỏng hoàn hảo các họa tiết của thảm trải sàn truyền thống. Với khả năng cách nhiệt và giảm tiếng ồn, sàn nhựa vân thảm mang lại cảm giác mềm mại, dễ chịu khi di chuyển. Bên cạnh đó, vệ sinh sàn nhựa giả thảm cũng nhẹ nhàng hơn nhiều so với thảm truyền thống, nhờ khả năng chống bụi hiệu quả và bề mặt dễ lau chùi.

Sàn Nhựa Giả Thảm

                                                                                  Sàn nhựa giả thảm

Phân theo phương pháp lắp đặt

  • Sàn nhựa dán keo (dùng keo riêng)

Sàn nhựa dán keo là phương pháp lắp đặt đơn giản và tiết kiệm chi phí. Sàn nhựa dán keo dùng keo chuyên dụng mua riêng ở ngoài để dán trực tiếp vào nền, mang lại độ bám dính chắc chắn. 

Sàn nhựa dán có độ dày chỉ từ 2mm – 3mm, độ dày càng cao thì giá sẽ càng cao và ổn định hơn. Sàn nhựa dán keo phù hợp cho những khu vực có mật độ đi lại thấp đến trung bình hoặc các công trình tạm thời như phòng trọ, căn hộ cho thuê, cửa hàng kinh doanh nhỏ hoặc các khu vực trưng bày sản phẩm.

Sàn Nhựa Dán Keo

                                                                                  Sàn nhựa dán keo

Xem thêm: Báo giá sàn nhựa dán keo chi tiết mới nhất

  • Sàn nhựa dán keo (có keo sẵn)

Sàn nhựa dán keo có keo sẵn (hay sàn nhựa tự dính) là sự cải tiến từ sàn nhựa dán keo truyền thống, thường có độ dày từ 1.5 – 3mm. Các tấm sàn được tích hợp lớp sẵn lớp keo ở mặt dưới, giúp việc thi công trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Người dùng chỉ cần bóc lớp bảo vệ và dán trực tiếp lên nền mà không cần phải dùng thêm keo ngoài. Sàn nhựa tự dán đặc biệt phù hợp cho những công trình cần thi công nhanh, không gây mùi và ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 

  • Sàn nhựa hèm khóa

Sàn nhựa hèm khóa cho phép ghép nối chắc chắn các tấm sàn với nhau qua hệ thống khóa âm dương mà không cần dùng đến keo dán. Với độ dày từ 4 – 8mm, sàn nhựa hèm khóa rất phù hợp cho các khu vực có độ ẩm cao hoặc những không gian cần thay đổi thường xuyên, vì bạn có thể dễ dàng tháo dỡ và thay thế mà không gây hư hại cho nền nhà. 

Sàn nhựa hèm khóa được ưa chuộng trong các căn hộ cao cấp, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại,…So với sàn nhựa dán keo, sàn nhựa hèm khóa có độ bền cao hơn nhưng giá đắt hơn. 

Xem thêm: Báo giá sàn nhựa hèm khóa chi tiết

Lưu ý quan trọng khi mua và sử dụng sàn nhựa

Chọn sàn nhựa chất lượng: bạn nên mua sàn nhựa tại đơn vị phân phối uy tín từ các thương hiệu nổi tiếng và có bảo hành dài hạn (từ 10 năm trở lên). Tránh mua các sản phẩm giá rẻ kém chất lượng kèm bảo hành ngắn hạn, không có điều khoản bao gồm các vấn đề như phai màu, mòn hay ố.

Sàn Nhựa

                                                                           Sàn nhựa trong phòng khách

Kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật: tùy theo ngân sách và mục đích sử dụng mà bạn chọn mua sàn nhựa với các đặc tính phù hợp. Như độ dày, mẫu mã, khả năng chống thấm nước và độ bền của sản phẩm để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Kiểm tra chế độ bảo hành: khi mua sàn nhựa, bạn cần giữ lại biên lai, thông tin liên hệ của nhà cung cấp và hiểu rõ các trường hợp được bảo hành. Lưu ý rằng phần lớn các bảo hành không thể được chuyển nhượng khi bán nhà.

Thi công sàn nhựa đúng chuẩn: Hầu hết các vấn đề liên quan đến sàn nhựa thường xuất phát từ lắp đặt sai cách. Nếu tự thi công, bạn cần tuân theo các bước hướng dẫn từ nhà sản xuất để tối ưu công năng sử dụng.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công sàn nhựa dán keo đúng chuẩn

Bảo dưỡng sàn nhựa định kỳ: sàn nhựa rất dễ vệ sinh, vì vậy bạn hãy dành thời gian lau chùi bụi bẩn thường xuyên để duy trì độ bền và thẩm mỹ của sàn. Đồng thời, không dùng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng bề mặt sàn. Đặc biệt, hạn chế để sàn tiếp xúc với các nguồn nhiệt trực tiếp hoặc ánh nắng mặt trời quá lâu.

Thiên Hà Floor – Đơn vị phân phối và thi công sàn nhựa chất lượng cao

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối và thi công các giải pháp sàn cao cấp tại Việt Nam, Thiên Hà Floor tự hào là đối tác tin cậy của những thương hiệu sàn nhựa danh tiếng như Galaxy, Galaxy Eco, Aimaru, MSFloor, Arize, Glotex, Korea Vinyl,….Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm sàn nhựa chính hãng với mức giá tốt nhất thị trường. Đặc biệt, khách hàng sẽ được tư vấn và  khảo sát công trình miễn phí, báo giá nhanh chóng trong vòng 24h cùng chính sách bảo hành dài hạn và hỗ trợ trả góp linh hoạt. 

Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá chi tiết!

5/5 - (1 bình chọn)